Blogger Tips and TricksLatest Tips For BloggersBlogger Tricks

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Vụ 4 con chó lao vào cắn chủ

9 10 999999999
Chèn đánh giá 5 sao vào Blogger 10 9 999999999

"Người chủ đã nuôi chó sai cách" - đây là lời lý giải của các chuyên gia uy tín về nuôi dưỡng, huấn luyện chó - về nguyên nhân vụ việc đàn chó quay lại tấn công chủ nhân của mình.


Sự việc 4 con chó dữ lao vào cắn chủ ở Hà Nội đã khiến rất nhiều người yêu và muốn nuôi các dòng chó bảo vệ, chiến đấu có trọng lượng lớn cảm thấy bất an. Đây cũng là một trong những trường hợp rất hiếm gặp bởi xưa nay, loài chó vốn trung thành và tôn thờ chủ. 
Đàn chó này gồm có 2 con chó thuộc giống Doberman và 2 con thuộc giống Rottweiler thường được nuôi để giữ nhà canh gác và làm nghiệp vụ, được xem là một trong những giống chó hung dữ. 
"Người nuôi đã dạy chó sai cách!"
Vì cả hai dòng chó xuất hiện trong đoạn clip lan tỏa trên mạng xã hội đều là những giống chó nổi tiếng trung thành, thường được nuôi để bảo vệ chủ nên việc chúng quay lại tấn công người chăm sóc mình đã khiến mọi người được dịp xôn xao bàn tán.
Nói về chi tiết chủ chó vì cứu người mà bị cắn chảy máu tay, anh Đoàn Anh Tuấn (thành viên câu lạc bộ The Dobermann club of Vietnam (DCVN)  khẳng định, chủ chó đã can thiệp sai cách. "Nếu con chó tấn công trước khi không được chủ ra lệnh như trong trường hợp của anh Duy thì đáng lẽ anh này phải kéo con chó ra, đánh vào điểm yếu của nó. Ví dụ đánh vào mạng sườn của chúng vì như thế vừa không gây hại nhiều đến sức khỏe nhưng lại làm cho con chó giật mình. Đồng thời phải quát lớn để con chó biết hành động của mình là sai lầm" .
Anh Tuấn cũng cho rằng, người bị chó cắn thì cần phải bình tĩnh, đứng yên, đừng hành động một cách thái quá. "Trong clip, anh Duy đã không biết làm gì, hoảng loạn và giằng giật ra. Biểu hiện ấy cùng những hiệu lệnh không rõ ràng khiến đàn chó sẵn sàng "giỡn mặt" chủ".
"Trong clip đó, con chó muốn khẳng định bản thân nó mới là con đầu đàn chứ không phải là ông chủ".
Anh Tuấn cũng phân tích, những con chó Doberman hay Rottweiler nếu được đào tạo bài bản sẽ cắn vào một điểm, giữ và lắc chứ không phải cắn rồi nhả. "Mình nhìn clip thì đoán là anh Duy chỉ bị thương nhẹ với nhiều vết cắn có độ sâu khác nhau. Như vậy, 4 con chó chỉ muốn cắn để thị uy, không phải cắn chí mạng".
Vụ 4 con chó lao vào cắn chủ: Nuôi chó dữ, chủ phải trở thành con đầu đàn! - Ảnh 2.
Anh Đoàn Anh Tuấn là thành viên câu lạc bộ The Dobermann club of Vietnam (DCVN)
Vụ 4 con chó lao vào cắn chủ: Nuôi chó dữ, chủ phải trở thành con đầu đàn! - Ảnh 3.
Anh Tuấn chụp ảnh cùng chú chó Doberman của mình.
Anh Tuấn cho rằng, trong trường hợp này, có thể chó của anh Duy qua tay nhiều người. "Vì thế nó không nhận diện được ai là chủ. Nó cảm thấy mình là chiến sĩ đơn thân và sẵn sàng cắn bất cứ ai có cảm giác gây nguy hại đến nó".
Theo anh Tuấn, những trường hợp như thế, chủ nuôi nên mang theo dây xích hoặc dọ mõm để tránh bị tấn công. "Tuy nhiên, trong clip này, anh Duy đã xích 2 con, thả rông 2 con và đó cũng là một sai lầm. Dây xích là thứ rất quan trọng. Nó thể hiện quyền uy của chủ với chó và rất hiếm khi, con chó dám quay lại tấn công chủ khi nó thấy mình đang bị xích chặt".
Nuôi chó dữ, chủ phải trở thành "con đầu đàn"
Chó nuôi lúc bé dễ dạy hơn lúc lớn vì thời điểm xã hội hóa tốt nhất là khi chó đạt từ 3 đến 4 tháng tuổi. Chúng nên được tiếp xúc với mọi người, với những con chó hiền lành khác để nó thấy là mình không có bất kỳ mối đe dọa gì, từ đó sẽ dần trở nên thân thiện hơn.
"Một con chó dù sau này nó có nặng 50-60kg thì lúc bé cũng chỉ như một đứa trẻ con. Đối với bản thân nó, thế giới này là màu hồng. Nếu nó được xã hội hóa tốt, nó sẽ trở nên thân thiện. Ngược lại, nếu nó bị bắt nạt, nó sẽ có hai chiều hướng, một là trở nên nhút nhát, hai là trở nên hung dữ", anh Tuấn nói.
Vụ 4 con chó lao vào cắn chủ: Nuôi chó dữ, chủ phải trở thành con đầu đàn! - Ảnh 4.
Theo anh Tuấn, người nuôi chó dữ phải trở thành "con đầu đàn" của chúng và phải đề cao công tác xã hội hóa chó ngay từ khi còn nhỏ.
Vụ 4 con chó lao vào cắn chủ: Nuôi chó dữ, chủ phải trở thành con đầu đàn! - Ảnh 5.
Anh Tuấn đã có chứng nhận đào tạo huấn luyện chó làm việc - nghiệp vụ - thể thao do Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam cấp.
Bên cạnh đó, anh Tuấn cũng cho rằng, nuôi chó dữ, chủ phải có quy định thưởng phạt rõ ràng và phải trở thành "con đầu đàn" của chúng.
"Con chó sẽ thể hiện bản năng của nó một cách tự nhiên. Mình muốn hướng nó theo cách nào là do sự lựa chọn của mỗi người". Theo anh Tuấn, một con chó lành được huấn luyện thành dữ thì sẽ không thể trở lại hiền lành được nữa mà chỉ có thể là chó dữ trong kiểm soát của chủ mà thôi.
"Một con chó khi đã cắn người, nó đã biết cảm giác cắn người như thế nào. Vì thế, lần đầu tiên cắn người thì chủ phải cho nó biết đấy là hành động thực sự nghiêm trọng và sai lầm. Nó phải bị trừng phạt rất nặng. Đây gọi là quy định về thưởng phạt".
Vụ 4 con chó lao vào cắn chủ: Nuôi chó dữ, chủ phải trở thành con đầu đàn! - Ảnh 6.
Anh Tuấn giành nhiều huy chương về khả năng điều khiển chó tham gia "dog show".
Theo anh Tuấn, chủ chó không nên ngại việc đánh chúng. "Vì chúng ta sẽ không đánh nặng, không đánh đau nhưng có thể đánh vào các điểm yếu như mũi, tai và mạng sườn và làm cho con chó hiểu được hành vi của mình là sai".
Bên cạnh đó, việc kỷ luật chó phải diễn ra tức thời ngay khi con chó có hành động sai trái. Bởi chó vốn là giống có khoảng thời gian suy nghĩ ngắn. "Vì thế, nếu nó làm sai thì trong khoảng thời gian 3s, chủ phải nhắc nhở ngay còn nếu sau 1 phút, dẫu có đánh thật nhiều thì nó cũng không thể biết là mình đã làm sai điều gì".
Ngoài xử phạt, chủ cũng nên có hành động khuyến khích khi chúng làm đúng. "Nên khen thưởng đúng lúc. Ví dụ nếu nó làm động tác đứng, ngồi đúng thì sẽ có thưởng, cho ăn hoặc ném bóng cho chơi. Chó sẽ hiểu làm như vậy là đúng và nó được khuyến khích để càng ngày càng làm nhanh, làm tốt hơn".
Vụ 4 con chó lao vào cắn chủ: Nuôi chó dữ, chủ phải trở thành con đầu đàn! - Ảnh 7.
Để xã hội hóa các chú chó dữ tốt, chủ nên thường xuyên dẫn chúng ra ngoài dạo chơi và tiếp xúc với mọi người cùng những chú chó khác.
Theo anh Tuấn, khi nuôi một con chó to, chó nghiệp vụ mà chủ đánh đập nhiều quá hoặc chỉ cho ăn mà không dạy dỗ thì đều là cách nuôi không đúng. "Nếu đánh đập nhiều quá, con chó sẽ bị ảnh hưởng thần kinh và trở nên hung dữ. Nó không dữ với người đánh nó mà có thể quay sang tấn công những người thân hoặc những con chó xung quanh. Còn nếu chỉ cho ăn đơn thuần thì sẽ tạo cho con chó cảm giác đây là kẻ hầu người hạ của mình".
Theo anh Tuấn, chủ phải kỷ luật nghiêm minh để thị uy với chó, để chúng hiểu rằng chủ mới là "con đầu đàn". 
"Mình không thể cho chó ăn đơn thuần mà phải làm cho chó thấy biết ơn, khiến nó hiểu rằng chỉ có mình là người tốt nhất với nó và nó phải luôn luôn tôn trọng. Tôi thấy nhiều bạn nuôi chó mà chỉ chăm chú chạy theo đáp ứng nhu cầu của chúng thì không biết rằng các bạn ấy có bao giờ tự hỏi, nếu cứ như thế thì chó là chủ hay mình là chủ?".

Theo kenh 14.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét